Cách xác định thu nhập chịu thuế đối với khoản tiền thuê nhà doanh nghiệp trả hộ cho nhân viên người lao động đang được quy định tại Khoản 2 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC như sau:

Khoản tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do đơn vị sử dụng lao động trả thay tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả thay nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà, điện nước và dịch vụ kèm theo (nếu có)) tại đơn vị không phân biệt nơi trả thu nhập

Dưới đây, Kế Toán Bình Dương sẽ đưa ra các bước để hướng dẫn các bạn cách để xác định thuế TNCN cho khoản tiền thuê nhà mà doanh nghiệp trả thay:

Bước 1: Xác định tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà)
Bước 2: Tính 15% của tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà)
Bước 3: So sánh giữa “Số tiền thuê nhà doanh nghiệp đã trả thay” với “15% của tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà)”

– Trường hợp 1: Nếu “Số tiền thuê nhà doanh nghiệp đã trả thay” VƯỢT QUÁ “15% của tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà)” thì:
+ Tính vào thu nhập chịu thuế: theo mức tối đa là “15% của tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà)”
+ Số tiền thuê nhà được miễn thuế TNCN: phần VƯỢT QUÁ “15% của tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà)”
– Trường hợp 2: Nếu “Số tiền thuê nhà doanh nghiệp đã trả thay” KHÔNG VƯỢT QUÁ (bằng/thấp hơn) “15% của tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà)” thì:
+ Số tiền thuê nhà bị tính thuế TNCN: toàn bộ khoản tiền thuê nhà được trả thay sẽ bị tính hết vào thu nhập chịu thuế (theo đúng mức thực nhận)
+ Số tiền thuê nhà được miễn thuế TNCN: bằng 0
Để các bạn biết cách thực hiện lần lượt từng bước trên thì Kế Toán Bình Dương đưa ra 1 vài tình huống như sau:
Tình huống 1Tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả thay
Chị Nguyễn Thị Hiền có các khoản thu nhập trong 1 tháng như sau:

+ Tiền lương chính: 12.000.000đ
+ Phụ cấp trách nhiệm: 3.000.000đ
+ Phụ cấp ăn: 730.000đ
+ Doanh nghiệp trả hộ tiền thuê nhà: 2.000.000đ

Bước 1Xác định tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà)
Vì: Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản thu nhập được miễn thuế
Nên:

Thu nhập chịu thuế
(chưa bao gồm tiền thuê nhà)
= Tổng thu nhập
(chưa bao gồm tiền thuê nhà)
Các khoản thu nhập được miễn thuế
(chưa bao gồm tiền thuê nhà)
= 12.000.000 + 3.000.000 + 730.000 730.000
= 15.000.000đ
Bước 2Tính 15% của tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà)

15% của tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà) = 15.000.000 x 15% = 2.250.000đ (Đây là số tiền thuê nhà tối đa bị tính thuế trong tháng)

Bước 3So sánh giữa “Số tiền thuê nhà doanh nghiệp đã trả thay” với “15% của tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà)”

Vì “Số tiền thuê nhà doanh nghiệp đã trả thay” là 2.000.000đ  KHÔNG VƯỢT QUÁ “15% của tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà)” là 2.250.000đ
(Thuộc trường hợp 2)
Nên khoản tiền thuê nhà được trả thay là 2.000.000đ sẽ bị tính hết vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế TNCN
(Số tiền thuê nhà trả thay được miễn thuế TNCN = 0)

Tình huống 2Tính vào thu nhập chịu thuế tối đa 15%
Anh Trần Văn Bách có các khoản thu nhập trong 1 tháng như sau:

+ Tiền lương chính: 22.000.000đ
+ Phụ cấp ăn: 1.000.000đ
+ Doanh nghiệp trả hộ tiền thuê nhà: 5.000.000đ

Bước 1Xác định tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà)

Thu nhập chịu thuế
(chưa bao gồm tiền thuê nhà)
= Tổng thu nhập
(chưa bao gồm tiền thuê nhà)
Các khoản thu nhập được miễn thuế
(chưa bao gồm tiền thuê nhà)
= 22.000.000 + 1.000.000 730.000
= 22.270.000đ

Bước 2Tính 15% của tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà)

15% của tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà) = 22.270.000 x 15% = 3.340.500đ (Đây là số tiền thuê nhà tối đa bị tính thuế trong tháng)

Bước 3So sánh giữa “Số tiền thuê nhà doanh nghiệp đã trả thay” với “15% của tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà)”

Vì “Số tiền thuê nhà doanh nghiệp đã trả thay” là 5.000.000đ đã VƯỢT QUÁ “15% của tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà)” là 3.340.500đ
(Thuộc trường hợp 1)

Nên khoản tiền thuê nhà được trả hộ là 5.000.000đ sẽ:

+ Số tiền bị tính thuế TNCN: 3.340.500đ
+ Số tiền được miễn thuế TNCN: …= 5.000.000 – 3.340.500đ = 1.659.500đ

* Đối với trường hợp người lao động được nhận Lương Net và được trả thay khoản tiền thuê nhà:

Lương NET là lương chưa bao gồm thuế, khoản thuế TNCN nếu có phát sinh thì sẽ do doanh nghiệp chịu.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư số 111/2013/TT-BTC thì:
Trường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công cho người lao động không bao gồm thuế thì phải quy đổi thu nhập không bao gồm thuế thành thu nhập tính thuế theo Phụ lục số 02/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 111/2013/TT-BTC để xác định thu nhập chịu thuế.
=> Khi doanh nghiệp chi trả thu nhập cho người lao động dưới hình thức lương NET (không bao gồm thuế) thì phải quy đổi thành thu nhập đã bao gồm thuế (lương GROSS) để xác định thuế TNCN theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 14 Thông tư số 92/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 7 Thông tư số 111/2013/TT-BTC như sau:

Thu nhập làm căn cứ quy đổi thành thu nhập tính thuế là thu nhập thực nhận (không bao gồm thu nhập được miễn thuế) cộng (+) các khoản lợi ích do người sử dụng lao động trả thay cho người lao động (nếu có) trừ (-) các khoản giảm trừ.
Trường hợp trong các khoản trả thay có tiền thuê nhà thì tiền thuê nhà tính vào thu nhập làm căn cứ quy đổi bằng số thực trả nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh tại đơn vị không phân biệt nơi trả thu nhập (chưa bao gồm tiền thuê nhà, điện, nước và các dịch vụ kèm theo thực tế phát sinh (nếu có)).
Công thức xác định thu nhập làm căn cứ quy đổi:
Thu nhập làm căn cứ quy đổi = Thu nhập thực nhận + Các khoản trả thay Các khoản giảm trừ
Trong đó:
+ Thu nhập thực nhận là tiền lương, tiền công không bao gồm thuế mà người lao động nhận được hàng tháng (không bao gồm thu nhập được miễn thuế).
+ Các khoản trả thay là các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền do người sử dụng lao động trả/ cho người lao động theo hướng dẫn tại điểm đ, khoản 2, Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC và khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 11 Thông tư số 92/2015/TT-BTC.
+ Các khoản giảm trừ bao gồm: giảm trừ gia cảnh; giảm trừ đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện; giảm trừ đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học theo hướng dẫn tại Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC và Điều 15 Thông tư số 92/2015/TT-BTC.
Tình huống số 3: NLĐ được nhận Lương Net và có khoản tiền thuê nhà do doanh nghiệp trả thay:
Công ty Bình Dương ký hợp đồng lao động vô thời hạn với anh Đinh Mạnh X
Trong tháng 3 năm 2024, anh Đinh Mạnh X có phát sinh thu nhập tại Công Ty Bình Dương như sau:

+ Tiền lương chính theo ngày công đi làm thực tế trong tháng là: 30.000.000đ
+ Tiền phụ cấp ăn trưa thực tế được nhận trong tháng là: 1.200.000đ
+ Công ty Bình Dương trả thay tiền thuê nhà cho anh X là 4.000.000đ.
+ Công ty Bình Dươngchịu trách nhiệm nộp thuế TNCN theo quy định thay cho anh X.
+ Anh X lấy giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại công ty Bình Dương, anh X đăng ký 1 người phụ thuộc giảm trừ tại công ty Bình Dương và không phát sinh đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.
+ Tại tháng 3/2024, Công ty Bình Dương trích tiền bảo hiểm bắt buộc trừ vào lương của anh X là 3.150.000đ.
Xác địnhXác định tiền thuê nhà trả thay được tính vào thu nhập làm căn cứ quy đổi

Bước 1. Xác định Thu nhập làm căn cứ quy đổi (không gồm tiền thuê nhà):

Thu nhập làm căn cứ quy đổi = Thu nhập thực nhận + Các khoản trả thay Các khoản giảm trừ
(không gồm tiền thuê nhà) = (30.000.000 + 1.200.000) – 730.000 + 0 11.000.000 + 4.400.000 + 3.150.000
= 30.470.000 + 0 18.550.000
= 11.920.000đ

Bước 2: Quy đổi thu nhập thu nhập tính thuế chưa bao gồm tiền thuê nhà:
– Thu nhập tính thuế (xác định theo Phụ lục số 02/PL-TNCN) là:
Với mức thu nhập làm căn cứ quy đổi/tháng là 11.920.000đ thì đối chiếu với Phụ lục số 02/PL-TNCN của Thông tư 111/2013/TT-BTC sẽ có công thức tính như sau:

STT Thu nhập làm căn cứ quy đổi/tháng
(viết tắt là TNQĐ)
Thu nhập tính thuế
3 Trên 9,25 trđ đến 16,05trđ (TNQĐ – 0,75 trđ )/0,85

=> Thu nhập tính thuế = (TNQĐ – 0,75 trđ )/0,85 = (11.920.000 – 0,75 trđ )/0,85 = 13.141.176đ

Bước 3: Xác định thu nhập chịu thuế (không gồm tiền thuê nhà) theo thu nhập đã quy đổi tại bước 2:

 thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ
Nên suy ra Thu nhập chịu thuế chưa bao gồm tiền thuê nhà = Thu nhập tính thuế chưa bao gồm tiền thuê nhà (đã xác định tại bước 2) + Các khoản giảm trừ (đã xác định tại bước 1) = 13.141.176 + 11.000.000 + 4.400.000 + 3.150.000 = 37.100.000đ

Bước 4: Tính 15% của tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà)

15% của tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà) = 15% x 37.100.000 = 5.565.000đ (Đây là số tiền thuê nhà tối đa bị tính thuế trong tháng)

Bước 5So sánh giữa “Số tiền thuê nhà doanh nghiệp đã trả thay” với “15% của tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà)”:
Vì “Số tiền thuê nhà doanh nghiệp đã trả thay” là 4.000.000đ  KHÔNG VƯỢT QUÁ  “15% của tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà)” là 5.565.000đ  

(Thuộc trường hợp 2)
Nên khoản tiền thuê nhà được trả thay là 4.000.000đ sẽ bị tính hết vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế TNCN của anh X vào tháng 3/2024
(Số tiền thuê nhà trả thay được miễn thuế TNCN = 0)