Làm thế nào để có thể thành lập một doanh nghiệp khi bạn vẫn chưa nắm rõ các yếu tố như bằng cấp, trình độ học vấn và tài chính? Đừng lo lắng, thông qua bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ về các điều kiện cần thiết để trở thành chủ doanh nghiệp.

ĐIỀU KIỆN VỀ TIỂU SỬ, CHỨC VỤ, VỊ TRÍ

Tất cả cá nhân, không phân biệt nơi cư trú và quốc tịch, chỉ cần đáp ứng đủ điều kiện về thủ tục thành lập doanh nghiệp, đều có quyền tham gia vào việc thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Tuy nhiên, để đảm bảo tuân thủ các quy định và điều kiện cần thiết để trở thành chủ doanh nghiệp, bạn cần xem xét các yêu cầu sau đây:

  1. Cá nhân phải là vị thành niên, đủ năng lực hành vi dân sự.
  2. Cá nhân không trong thời gian thi hành án, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không bị xử lý hành chính tại các cơ sở cai nghiện bắt buộc.
  3. Cá nhân không thuộc đối tượng bị cấm hoạt động kinh doanh hoặc thực hiện các công việc liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án.
  4. Cá nhân đã từng giữ chức vụ quản lý doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản nhưng vẫn cố ý vi phạm các quy định tại Khoản 1 Điều 48 Luật Phá sản 2014 có thể bị cấm thành lập, quản lý doanh nghiệp trong thời hạn 3 năm kể từ ngày có quyết định tuyên bố phá sản.
  5. Các trường hợp khác theo quy định về Luật Phá sản.
  6. Cá nhân đang giữ những chức vụ, quyền hạn trong các tổ chức, đơn vị, cơ quan nhà nước không được thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh nhằm tránh các tình trạng tham ô, nhũng nhiễu, sử dụng trái phép thông tin, tài sản trong quá trình giải quyết công việc.
  7. Cá nhân trực thuộc đơn vị vũ trang nhân dân, các cơ quan nhà nước không được sử dụng tài sản của nhà nước để thành lập doanh nghiệp nhằm thu lợi nhuận riêng cho đơn vị.
  8. Cá nhân không thuộc nhóm đối tượng sau: Cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của nhà nước tại doanh nghiệp.
  9. Cá nhân không giữ các vị trí cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của nhà nước tại doanh nghiệp khác.
  10. Cá nhân không vi phạm Điều 13 về người đại diện theo pháp luật của Luật Doanh nghiệp 2014.

ĐIỀU KIỆN VỀ TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA, HỌC VẤN

Hiện tại, pháp luật không có quy định về trình độ văn hóa, học vấn của cá nhân khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình làm thủ tục xin giấy phép ĐKKD, bạn cần phải đăng ký chọn lựa loại hình doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh. Tại đây, tùy theo ngành nghề kinh doanh, người đăng ký thành lập, quản lý doanh nghiệp sẽ phải đảm bảo thực hiện đúng các quy định mà ngành nghề đó yêu cầu.

Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, chủ doanh nghiệp phải chứng minh được năng lực nhất định đối với lĩnh vực, ngành nghề đó bằng các chứng nhận, bằng cấp, tín chỉ mà ngành nghề đó quy định. Chẳng hạn, nếu bạn muốn mở văn phòng luật sư, bạn phải tốt nghiệp chương trình đào tạo luật sư hoặc có bằng cử nhân luật; nếu bạn muốn mở công ty du lịch lữ hành, bạn phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành dịch vụ nội địa.

ĐIỀU KIỆN VỀ KINH TẾ TÀI CHÍNH, NGUỒN VỐN

Tương tự điều kiện về trình độ văn hóa, học vấn, pháp luật cũng không có quy định cụ thể về khả năng kinh tế, tài chính của chủ doanh nghiệp khi thành lập công ty. Tuy nhiên, cũng tùy vào ngành nghề kinh doanh, bạn cần phải tuân thủ các quy định chung về vốn pháp định, vốn ký quỹ, vốn điều lệ.

Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, để thành lập doanh nghiệp, bạn phải chuẩn bị nguồn vốn tối thiểu mà ngành nghề đó quy định. Chẳng hạn, nếu bạn muốn mở công ty cung ứng lao động, vốn pháp định phải ít nhất 2 tỷ đồng, vốn ký quỹ tại ngân hàng doanh nghiệp mở tài khoản ít nhất 300 triệu đồng, vốn điều lệ phải bằng hoặc lớn hơn vốn pháp định (tối thiểu 2 tỷ đồng).

dịch vụ kế toán