Kế toán nhà hàng, khach sạn cần làm những gì? Công việc của một kế toán nhà hàng, khách sạn khá là vất vả và nhiều việc vì nó tổng hợp của nhiều loại hình doanh nghiệp như: Kế toán sản xuất, kế toán thương mại, kế toán dịch vụ.
Để có thể làm tốt công việc của một kế toán tổng hợp trong nhà hàng, khách sạn thì các bạn cần phải biết nhà hàng, khách sạn đó chuyên cung cấp các món ăn gì, dịch vụ? Các bạn phải:
– Xây dựng định mức nguyên vật liệu cho các món ăn, dịch vụ.
– Xác định được giá thành của từng món ăn, dịch vụ.
Chú ý: Bạn cần phải nắm vững những nguyên liệu tiêu hao cho một món ăn đó bao gồm những chi phí liên quan như: Nhân công, ga, điện, gia vị thực phẩm liên quan đến chế biến món ăn.v.v, để có thể tính được giá thành cho mỗi món ăn cụ thể.
– Chi phí tiền Gas các bạn phải phân bổ ra
Công việc phải làm hàng ngày:
– Thu, chi tiền dịch vụ ăn, nghỉ của khách.
– Nhận các chứng từ nhập/xuất từ bộ phận kho, mua hàng.
– Việc quan trọng nhất của kế toán nhà hàng là đầu vào đa phần mua của hộ kinh doanh cá thể hoặc nông dân, chính vì thế phải lập bảng kê mua hàng không có hóa đơn.
– Khi xuất hóa đơn luôn phải có kèm bảng kê chi tiết từng món ăn (hoặc một tờ phiếu thanh toán bàn ăn đó). Dựa vào định mức các món ăn để kế toán lên được tổng hợp thực phẩm mà mình cần dựa vào đó để cân đối thực phẩm đầu vào.
– Tính giá thành cho từng món ăn, lên giá vốn cho từng hóa đơn.
– Nhận các báo giá và theo dõi việc tăng giảm giá của các nhà cung cấp.
– Xem xét số lượng xuất hàng hàng ngày so với định mức tồn kho quy định.
– Xem xét số lượng đặt hàng yêu cầu so với số lượng đặt hàng max đã quy định.
– Báo cáo và có hướng xử lý với giám đốc về các trường hợp không thực hiện đúng định mức tồn kho và số lượng đặt hàng.
– Định kỳ kiểm tra thực phẩm, nguyên vật liệu theo số lượng xuất nhập tồn và số lượng hàng hoá thực tế trong kho.
– Hàng tháng, kết hợp cùng thủ kho, bếp trưởng kiểm kê số lượng hàng hoá tồn thực tế trong kho, bếp, bar và báo cáo Giám đốc.
– Hạch toán khấu hao TSCĐ, phân bổ CCDC, chi phí dài hạn, ngắn hạn hàng tháng.
– Xây dựng bảng lương cho nhân viên (Các bạn nên xây dựng thang bảng lương theo ca vì thông thường tại nhà hàng nhân thường làm việc theo ca như vậy sẽ hợp lý và thực tế hơn)
– Kiểm kê thực tế tài sản, máy móc, công cụ hàng tháng.
Công việc cuối tháng, quý:
– Lên báo cáo nhập xuất tồn thực phẩm, nguyên vật liệu…
– Báo cáo tình hình lãi lỗ cho Quản lý.
– Kê khai thuế GTGT, TNCN…
– Kê khai tạm tính thuế TNDN tạm tính quý.
– Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
– Cuối năm lập báo cáo tài chính
Các bạn muốn học thực hành làm kế toán tổng hợp trên chứng từ thực tế, thực hành xử lý các nghiệp vụ hạch toán, tính thuế, kê khai thuế GTGT. TNCN, TNDN… tính lương, trích khấu hao TSCĐ….lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế cuối năm … thì có thể tham gia: Lớp học kế toán thực hành thực tế tại Kế toán Bình Dương.