Chính sách mới liên quan đến xuất nhập khẩu có hiệu lực tháng 7/2023 được quy định trong Quyết định 15/2023 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định 26/2023/NĐ-CP, Thông tư 33/2023 và Thông tư 36/2023 của Bộ Tài chính.
Biểu thuế nhập khẩu thông thường áp dụng từ 15/7/2023
Quy định về áp dụng thuế suất thông thường với hàng hoá nhập khẩu được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 15/2023/QĐ-TTg có hiệu lực từ 15/7/2023 là một trong những chính sách mới về xuất nhập khẩu có hiệu lực tháng 7/2023.
Theo đó, biểu thuế suất thuế nhập khẩu thông thường với hàng hoá nhập khẩu gồm:
– Danh mục của mặt hàng có mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi bằng 0% (mô tả hàng hoá và mã hàng 08 chữ số: 97 chương theo danh mục hàng hoá nhập khẩu Việt Nam):
- Động vật sống là loại thuần chủng để nhân giống gồm ngựa, lừa, gia súc, trâu, lợn sống, cừu, dê, gà thuộc loài Gallus domesticus để nhân giống, gà tây, vịt nga, ngỗng, gà lôi, cá bột, cá mãng biển…
- Phế liệu và phế thải từ ngành công nghiệp thực phẩm, thức ăn gia súc đã chế biến: Bột mịn, bột thô và viên, từ thịt hoặc phụ phẩm dạng thịt sau giết mổ; tóp mỡ…
- Tác phẩm nghệ thuật, đồ sưu tầm và đồ cổ: Nguyên bản các bản khắc, bản in, điều khắc, tượng tạc, bộ sưu tập và các vật phẩm sưu tập chủng loại khảo cổ, dẫn tộc học hoặc sử học hoặc đồ cổ có tuổi trên 250 năm…
(những mặt hàng này được quy định tại Mục I, mục II phụ lục II Nghị định số 26/2023/NĐ-CP).
– Mức thuế suất thông thường cho từng mặt hàng tại Biểu thuế suất thuế nhập khẩu thông thường với hàng hoá nhập khẩu kèm theo Quyết định này: Cá sống, Thạch cao plaster dùng trong nha khoa, quặng sắt, tinh quặng sắt, quặng đồng và tinh quặng đồng, khí dầu mỏ sử dụng làm nhiên liệu động cơ…
Đồng thời, mức thuế thông thường bằng 150% mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng áp dụng với:
- Hàng hoá nhập khẩu không có tên trong danh mục của Biểu thuế suất nhập khẩu thông thường tại Quyết định 15 này.
- Hàng hoá không phải là hàng hoá nhập khẩu áp dụng thuế suất ưu đãi hoặc thuế suất ưu đãi đặc biệt gồm: Hàng hoá có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam…
(hàng hóa nhập khẩu hưởng thuế suất ưu đãi/thuế suất ưu đãi đặc biệt theo điểm a, b khoản 3 Điều 5 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu).
Biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi, ngoài hạn ngạch thuế quan
Ngày 15/7/2023 cũng là ngày có hiệu lực của về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
Theo đó, ban hành kèm theo Nghị định 26 này là bốn phụ lục về các biểu thuế sau đây:
– Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục mặt hàng chịu thuế gồm mã số hàng hoá, mô tả hàng hoá, mức thuế suất thuế xuất khẩu (0%, 10%, 30%, 17%, 15%, 5%, 22%…) áp dụng với từng mặt hàng, mặt hàng chịu thuế xuất khẩu.
– Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo Danh mục mặt hàng chịu thuế gồm: Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi với 97 chương theo danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam; Danh mục hàng hóa và mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi với một số mặt hàng thuộc Chương 98…
– Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp đối với mặt hàng xe ô tô chở người từ 15 chỗ ngồi trở xuống, đã qua sử dụng.
– Danh mục hàng hóa và mức thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan đối với các mặt hàng thuộc diện áp dụng hạn ngạch thuế quan.
Quy định mới về hồ sơ xác định trước xuất xứ hàng hoá xuất nhập khẩu
Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 33/2023/TT-BTC quy định về xác định xuất xứ hàng hoá xuất nhập khẩu, sẽ có hiệu lực từ ngày 17/7/2023.
Theo đó, trước khi xác định xuất xứ hàng hoá xuất nhập khẩu, người khai hải quan phải thực hiện xác định trước xuất xứ. Và điểm mới trong hồ sơ xác định trước xuất xứ hàng hoá xuất nhập khẩu ở Thông tư 33/2023/TT-BTC so với quy định cũ tại Thông tư 38/2018/TT-BTC cụ thể như sau:
Thông tư 33/2023/TT-BTC |
Thông tư 38/2018/TT-BTC |
– Một bản chính Đơn đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hoá xuất nhập khẩu.
– Một bản chụp bản kê khai chi phí sản xuất và bảng khai báo xuất xứ của nhà sản xuất/nhà cung cấp nguyên liệu trong nước nếu nguyên liệu, vật tư đó được dùng cho một công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hoá khác. – Một bản chụp quy trình sản xuất hoặc giấy chứng nhận phân tích thành phần. – Một bản chụp Catalogue hoặc hình ảnh hàng hoá. |
Nộp hồ sơ đề nghị qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc một bộ hồ sơ giấy (nếu hệ thống trên chưa đáp ứng) đến Tổng cục Hải quan, gồm:
– Đơn đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hoá xuất nhập khẩu. – Một bản chụp bản kê nguyên liệu, vật tư dùng để sản xuất hàng hoá gồm các thông tin: Tên, mã số của hàng hoá, xuất xứ nguyên liệu, vật tư cấu thành sản phẩm, giá CIF hoặc giá tương đương của nguyên liệu, vật tư do nhà sản xuất/nhà xuất khẩu cung cấp. – Một bản chụp bản mô tả sơ bộ quy trình sản xuất hàng hoá hoặc giấy chứng nhận phân tích thành phần do nhà sản xuất cung cấp. – Một bản chụp Catalogue hoặc hình ảnh hàng hoá. |
Như vậy, theo quy định mới, không quy định bắt buộc phải nộp qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan trong khi đó, chỉ có trường hợp Hệ thống xử lý này chưa đáp ứng được thì người khai hải quan mới được gửi hồ sơ giấy đến Tổng cục Hải quan.
Đồng thời, trong thành phần hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hoá cũng có một số thay đổi theo so sánh ở bảng nêu trên.
Mức phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O từ 21/7/2023
Quy định mức thu phí chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) được Bộ Tài chính ban hành tại Thông tư số 36/2023/TT-BTC ngày 06/6/2023 là chính sách mới về xuất nhập khẩu có hiệu lực tháng 7/2023.
Theo đó, mức phí chứng nhận xuất xứ hàng hoá được quy định như sau:
– Cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá: 60.000 đồng/bộ C/O.
– Cấp lại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá: 30.000 đồng/bộ C/O.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 21/7/2023.
Trên đây là giải đáp chi tiết về: chính sách mới về xuất nhập khẩu có hiệu lực tháng 7/2023.