Phương pháp hạch toán chi phí trả trước ngắn hạn- Tài khoản 142

 

Chú ý: Theo Thông tư 133 và 200 thì đã xóa bỏ TK 142, như vậy từ năm 2017 (theo thông tư 133) sẽ ko còn TK 142 nữa mà sẽ hạch toán qua TK 242. Chi tiết các bạn xem tại đây nhé:

Hạch toán chi phí trả trước 242

1. Tài khoản 142: dùng để phản ánh các khoản chi phí thực tế đã phát sinh, nhưng chưa được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh của kỳ phát sinh và việc kết chuyển các khoản chi phí này vào chi phí sản xuất kinh doanh của các kỳ kế toán sau trong một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh.

 

2. Kết cấu TK 142: Thuộc nhóm tài sản:

 

   Có số dư đầu kỳ bên nợ; số phát tăng bên nợ, phát sinh giảm bên có; số dư cuối kỳ bên nợ.

 

Bên nợ

Bên có

– Các khoản chi phí trả trước ngắn hạn thực tế phát sinh. – Các khoản chi phí trả trước ngắn hạn đã tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.

3. Một số nghiệp vụ  thường gặp trong doanh nghiệp:

 

Tính thuế theo phương pháp khấu trừ

Tính thuế theo phương pháp trực tiếp

1. Khi phát sinh các khoản chi phí trả trước ngắn hạn có liên quan đến nhiều kỳ kế toán trong một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh bình thường thì được phân bổ dần:
Nợ TK 142: Chi phí trả trước ngắn hạn.

Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ

Có 111,112,152,331,…: Tổng số chi phí phải trả.

 Nợ TK 142: Chi phí trả trước ngắn hạn.

      Có 111,112,152,331,…: Chi phí trả trước ngắn hạn.

 

2. Thuê TSCĐ là thuê hoạt động (văn phòng làm việc, nhà xưởng, cửa hàng,…), khi doanh nghiệp trả trước tiền thuê cho nhiều kỳ kế toán trong 1 năm tài chính:
Nợ TK 142: Chi phí trả trước ngắn hạn

Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111,112,…:Tổng số tiền trả trước

 Nợ TK 142

Có TK 111,112,…  / Tổng số tiền trả trước

3. Định kỳ tiến hành tính phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn vào chi phí sản xuất, kinh doanh, ghi:
                                        Nợ TK 241,154,631,642:  Chí phí trả trước ngắn hạn

Có TK 142